Bệnh thủy đậu: Những điều cần biết từ A-Z

Nếu nội dung bài viết chưa chính xác, vui lòng thông báo cho chúng tôi tại đây

Bệnh thủy đậu

Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi thời tiết chuyển giao từ mùa xuân sang mùa hè là rất cao. Trong đó, bệnh thủy đậu hay gặp nhất ở trẻ em, cũng do bệnh dễ lây lan nên tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Cùng tìm hiểu các thông tin cơ bản nhất về bệnh thủy đậu, cách chẩn đoán và quy trình chữa trị bệnh an toàn qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thủy đậu (Varicella) là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) thuộc họ Herpes Virus gây ra.

Virus VZV có dạng khối cầu, đường kính 150 – 200 nm. Cấu trúc gồm lớp vỏ Lipid và phần nhân ADN. Đặc tính dễ bị các chất sát khuẩn thông thường tiêu diệt, do đó, thời gian sống trên da thường ngắn (vài ngày).

Virus thủy đậu VZV

Virus thủy đậu VZV

Bệnh thủy đậu có đặc tính rất dễ lây lan, nhưng lành tính, các đợt phát ban liên tiếp ở các dạng khác nhau (sẩn, mụn nước, mụn mủ, vảy tiết, … sau thành sẹo).

Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn hẳn người lớn (90% trẻ dưới 10 tuổi, 5% trẻ trên 15). Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, bùng phát mạnh nhất trong điều kiện khí hậu nồm nồm. Khi trẻ nhỏ bị thủy đậu, Cha mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận, bổ sung thêm các thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên có các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa nhiễm bệnh.

2. Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh thủy đậu?

Biểu hiện bệnh đa dạng tùy thuộc từng giai đoạn. Một số dấu hiểu điển hình trên lâm sàng của bệnh có thể được kể đến như sau:

2.1. Giai đoạn ủ bệnh

Kể từ khi bắt đầu nhiễm VZV đến khi phát bệnh, không rõ dấu hiệu để nhận biết. Đây là giai đoạn ủ bệnh, kéo dài từ 2 – 3 tuần. Virus ủ bệnh chủ yếu vào mùa đông.

2.2. Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này, diễn biến bệnh trở nên nhanh và đột ngột. Đầu tiên, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, nhức cơ, chán ăn, đau đầu kèm sốt nhẹ. Đồng thời, nhiều mụn nước xuất hiện và lan ra khắp đầu, mặt, tay chân. Tốc độ lây lan rất nhanh trong vòng 1 – 2 ngày. Một số trường hợp đặc biệt sẽ xuất hiện hạch ở tai.

2.3 Giai đoạn toàn phát

Sau khi khởi phát, các mụn nước nổi lên nhiều hơn, kích thước lớn hơn. Đặc biệt, các mụn này là mụn mủ – khi bị vỡ càng dễ lây lan khắp cơ thể. Đồng thời, người bệnh sốt cao, đau nhức toàn thân, nôn mửa (đối với người lớn) hoặc sốt kèm biếng ăn, quấy khóc (đối với trẻ nhỏ).

2.4. Giai đoạn hồi phục

Từ khi xuất hiện bệnh, nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để trị nguyên nhân, triệu chứng và chống biến chứng thì sau 7 – 10 ngày, mụn nước sẽ khô lại và bong vảy. Các vết thương dần hồi phục và không để lại sẹo. Ngược lại, nếu nhiễm nhiều siêu vi thì có thể để lại sẹo.

3. Bệnh thủy đậu lây lan như thế nào?

Các con đường dễ dẫn đến lan truyền bệnh gồm:

– Qua các giọt bắn từ miệng, mũi, khi người lành tiếp xúc gần với người bệnh. Ngoài ra, việc bệnh nhân hắt hơi, khạc nhổ nước bọt ra môi trường cũng làm phát tán Virus. Người lành có thể hít phải không khí chứa siêu vi và nhiễm bệnh.

– Dùng chung đồ dùng cá nhân (quần áo, chăn, chiếu, khăn trải giường…) với người bệnh bởi các mụn nước bị vỡ chứa Virus sẽ dính trên các vật dụng này.

Đường lây lan của thủy đậu

Đường lây lan của thủy đậu

4. Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không?

Tuy bản chất là bệnh lành tính, nhưng thủy đậu vẫn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Một số biến chứng của thủy đậu có thể kể đến như:

– Mức độ nhẹ là nhiễm trùng da. Khi chuyển sang mức độ nặng có thể nhiễm trùng máu, viêm não, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu. Đây là các biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

– Virus ngủ đông, sau thời gian dài khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tái hoạt động bình thường, lúc này gây ra bệnh Zona. Thời gian Virus bất hoạt lên tới 30 năm. Triệu chứng bệnh Zona cũng nổi phát ban như thủy đậu nhưng gây đau đớn, nóng rát, trường hợp nặng là đau dây thần kinh.

– Nếu phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu bị thủy đậu, có thể dẫn đến sảy thai, dị tật bẩm sinh (đầu nhỏ, tay chân co quắp, bại não, sẹo). Trong trường hợp mẹ mắc bệnh ở giai đoạn cuối của thai kỳ thì sẽ lây Virus sang con và làm cho trẻ dễ gặp các biến chứng về đường hô hấp. Xem thêm: Những thông tin cần phải biết khi mẹ bầu bị thủy đậu.

Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh thủy đậu nguy hiểm như thế nào?

5. Cách phòng và điều trị bệnh thủy đậu

5.1. Phòng bệnh thủy đậu

Bệnh rất dễ lây nhiễm và lan rộng, trường hợp nặng mới dẫn đến biến chứng. Vì thế, nên chủ động phòng ngừa bằng một số biện pháp theo hướng dẫn Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo như:

– Tránh tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.

– Bệnh nhân được nghỉ tại nhà để hạn chế lây nhiễm cho mọi người. Thời gian nghỉ từ 7 – 10 ngày hoặc đến khi khỏi bệnh.

– Sử dụng riêng đồ dùng với người bệnh, không nên dùng chung các đồ cá nhân, chăn chiếu, đồ dùng vệ sinh với người bệnh.

– Vệ sinh cá nhân thường xuyên như: rửa tay bằng xà phòng, rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý.

– Thường xuyên khử khuẩn nhà ở, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình.

– Tiêm chủng Vacxin thủy đậu.

Tiêm phòng Vacxin thủy đậu

Tiêm phòng Vacxin thủy đậu

Vacxin là biện pháp hiệu quả và lâu dài nhất. Lịch tiêm phòng đúng:

– Trẻ từ 1 đến 12 tuổi: tiêm mũi đầu tiên.

– Sau 13 tuổi: tiêm nhắc lại 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tuần.

Tiêm phòng đem lại hiệu quả cao cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Những chị em có dự định sinh con cần tiêm Vacxin 3 tháng trước khi mang thai.

Tỷ lệ phòng bệnh của Vacxin thủy đậu là 80 – 90%, 10% còn lại vẫn có khả năng bị mắc bệnh dù đã tiêm phòng. Mặc dù vậy, mức độ và các triệu chứng có giảm nhẹ so với không tiêm chủng.

5.2. Điều trị thủy đậu

Trước khi điều trị bệnh, bạn cần xác định rõ có phải mắc bệnh thủy đậu hay không. Do đó, cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như Eczema, Herpes simplex lan tràn… Từ đó, có phương pháp điều trị hiệu quả. Không nên tự ý khám chữa bệnh tại nhà mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

Để chữa bệnh thủy đậu, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc:

– Chống bội nhiễm: bôi các dạng dung dịch sát khuẩn như hồ nước, xanh Methylen; hoặc các dạng thuốc mỡ kháng sinh chứa Acid Fusidic (Fucidin), Mupirocin (Bactroban) và thuốc diệt Virus Acyclovir.

– Kết hợp thuốc uống Acyclovir (loại 200mg hoặc 400mg) và kháng sinh Erythromycin, Cephalexin, …

– Chữa ngứa: dùng thuốc kháng Histamin tổng hợp.

Lưu ý trong quá trình điều trị:

– Nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh để giảm lây nhiễm.

– Không gãi vì nếu gãi sẽ gây trầy xước và để lại sẹo.

– Trường hợp nặng, không được sử dụng thuốc chống viêm giảm đau Corticoid.

– Bù nước và điện giải đầy đủ.

– Không cần kiêng nước khi bị thủy đậu. Cần tắm rửa vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhễm nặng hơn, lau bằng khăn mềm, sạch sau khi tắm.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng đã được chọn lọc về bệnh thủy đậu. Hy vọng bạn đọc đã hiểu được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh hiệu quả.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *